Làng chài Tỷ Phú Phước tỉnh giờ đây ra sao
Làng chài nhỏ xã Phước Tỉnh thuộc huyện Long Điền BRVT được hình thành từ rất sớm, vị trí giáp ranh với P12 Tp. Vũng tàu qua cây cầu cửa lấp, nên nhiều người vẫn nói vui rằng Phước tỉnh là Phường 13 của vũng tàu. Ở làng chài nhỏ này, đời sống của nhiều người dân đã trở nên no đủ, khấm khá hơn.
Xã Phước tỉnh nhìn từ trên cao 2024
Theo báo cáo của UBND xã Phước Tỉnh, từ những năm trước khi có đại dịch Covid thu nhập bình quân đầu người ở đây hiện đang ớ mức khá cao so với nhiều địa phương khác trong cả nước, và từng được đánh giá là xã giàu nhất việt nam. Được phong là “làng tỷ phú”, bởi ở làng cá này có rất nhiều ngư dân sở hữu những cặp tàu có giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng. Cư dân Phước Tỉnh tin rằng, nhờ nghề biển mà họ có cuộc sống ấm no. Đã có một thời, Phước Tỉnh được xem là một trong những làng cá lớn nhất và giàu có trong số các làng cá ở Nam bộ nói riêng, cả nước nói chung.
Xã Phước Tỉnh được sự quan tâm của chính quyền đường xá cơ sở hạ tầng được nâng cấp, thay đổi mỗi ngày, cuộc sống của người dân tốt hơn, nhà cữa xây mới đẹp, khang trang hơn, những người xa quê về sẽ cảm nhận rất phồn thịnh và mọi thứ mới hơn. Dân cư ở xã Phước tỉnh đại đa số là người công giáo, đa số là người gốc bắc di cư khai hoang lập nghiệp từ những năm 1954, sau này có thêm nhiềungười bắc 75 và người dân gốc "Quảng" di cư vào sinh sống và lập nghiệp tại đây.
Con đường Ven biển mới được nâng cấp mở rộng Nối từ P12 vũng tàu qua cầu cữa lấp xã phước tỉnh đi qua Long Hải kết nối với các địa danh du lịch dọc ven biển Hồ cốc, hồ tràm đi phan thiết Bình thuận, Nha trang....
Biển Phước tỉnh rất đẹp và còn hoang sơ, biển đã được xây bờ kè chắn sóng giống ở Vũng tàu nên mỗi buổi sáng và chiều dân cư địa phương tụ tập tắm biển, uống cafe thư giãn, ở Phước tỉnh có rất nhiều quán ăn nhanh và quán cafe rất đẹp giá bình dân nếu có dịp bạn ghé thưởng thức và cảm nhận được hương vị trong lành mát mẽ của biển và sự hiếu khách của người dân nơi đây. một số quán cafe điển hình như Hẻm cafe mộc Koi đường ven biển HL 5 phước tỉnh, Cafe campiing Zenna, cafe kim tơ....
Vì biển Phước tỉnh đẹp và quảng đường kết nối gần với Vũng tàu- Long hải nên nhiều nhà đầu tư du lịch về Phước tỉnh xây khu resort, nhà hàng khách sạn...để khách tiện lưu trú và tắm biển.
Nếu xuất phát từ sài gòn xuống đi qua thị xã BRVT thì đi thẳng theo trục đường CMT8 tới ngã ba LÒ VÔI, tại đây 1 hướng đi Long hải 1 hướng về Xã Phước tỉnh. Nếu Du khách đi hướng từ Vũng tàu qua thì tại Vòng xoay QL51B đi theo đường Ven biển qua Cây cầu cửa lấp P12 Vũng tàu là đến nơi. Đặc biệt dễ nhận diện nhất là cả xã có 1 tòa nhà cao KIM TƠ cao nhất xã là 1 điểm nhấn nỗi bật tại phước tỉnh.
Một điểm đặc biệt dễ nhận ra ở làng chài Phước tỉnh là các thánh đường công giáo, dân cư hơn 80% hầu hết là người công giáo. Trong vòng bán kính tầm 1-2 km là các thánh đường công giáo đẹp ở phước tỉnh như giáo xứ Tân phước, giáo xứ Phước tỉnh, giáo xứ Phước Lâm (x. Phước hưng), Giáo xứ Hải lâm (x. Phước hưng)
Lược sử giáo xứ Tân Phước
Từ những năm 1954 Người dân di dân gốc giáo phận Bùi Chu và Thái Bình được cha Đaminh Vũ Xuân Huyên và cha Vinhsơn Đoàn Kim Thanh dẫn dắt đi tìm vùng đất mới. Tháng 08 năm 1955, hai cha dẫn dắt các giáo dân mình về Phước Tỉnh, nhưng vì vùng đất nhỏ hẹp nên cha Vinh sơn Đoàn Kim Thanh quyết định tách dẫn hơn 1000 người về Cù Mi, Bình Châu, Xuyên Mộc lập cư. Còn lại khoảng 300 gia đình với khoảng hơn 1500 nhân danh ở lại và cùng với cha Đaminh Vũ Xuân Huyên lập nên giáo xứ Tân Phước, với các chi nhánh được được phân chia và gọi tên theo các xứ gốc miền Bắc: Hạ Trại, Xuân Đài, Kiên Chính, Cồn Tròn, Quất Lâm. và cho đến Năm 1969, cha Giuse Trịnh Quang Cảnh được bổ nhiệm làm chánh xứ. Ngài thành lập các họ Mông Triệu, Mân Côi, Kitô Vua, Anrê Dũng Lạc, Lộ Đức thay cho 10 chi nhánh trước đây.
Lược sử giáo xứ Phước tỉnh
Giáo xứ Phước tỉnh được thành lập từ những năm 1954, Khi đó cha Giám Đốc Chủng Viện G.B.M Trần Ngọc Hưởng cùng người em là cha GioanB. Trần Ngọc Hương đã đi thăm dò các địa điểm và cuối cùng chọn vùng đất Phước Tỉnh. Lúc ấy, ở vùng này đã có khoảng 60 gia đình dân vùng biển từ Bùi Chu di cư vào Nam sinh sống bằng nghề đánh bắt cá ven bờ và đốn củi. Sau khi được chính quyền địa phương chấp thuận, đến tháng 12 năm 1954, các di dân đã quy tụ về đây với con số ban đầu khoảng 1.200 người và Giáo xứ được thành lập từ đó.
Lược sử giáo xứ Hải lâm
Vào năm 1973, cha GB. Nguyễn Trinh Đoàn thành lập họ lẻ Hải Lâm trực thuộc giáo xứ Phước Lâm. Giáo dân lúc ấy chỉ có 7 gia đình, với khoảng 30 người tách từ giáo xứ Tân Phước và Phước Tỉnh đến lập nghiệp. Với đà tăng trưởng nhanh chóng về dân số và kinh tế vào năm 2001, Đức Giám mục Giáo phận quyết định nâng họ lẻ Hải Lâm lên thành giáo họ biệt lập với số giáo dân lên tới gần 4000 và bổ nhiệm cha Giuse Phạm Ngọc Tuyến làm linh mục phụ trách giáo họ. Ngày 15-09-2004, giáo họ Hải Lâm được Đức Giám Mục nâng lên hàng giáo xứ và bổ nhiệm cha Giuse Phạm Ngọc Tuyến làm chánh xứ tiên khởi.
Lược sử giáo xứ Phước Lâm
Được thành lập từ những năm 1958, đa số là con dân từ Tân Phước và Phước Tỉnh đến gia nhập. Họ quy tụ thành cộng đoàn, dựng lên một ngôi nhà nguyện đơn sơ và trở thành họ lẻ của xứ Phước Tỉnh do cha Gioan B Trần Ngọc Hương làm quản nhiệm. Năm 1960, cha Đaminh Nguyễn Quang Ruyệt đến quản nhiệm giáo họ và xây dựng ngôi nhà thờ mới tường gạch, mái tôn.
Tháng 7 năm 1965, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình quyết định nâng họ lẻ này thành giáo xứ với tên gọi là giáo xứ Phước Lâm, chọn Chúa Kitô Vua làm bổn mạng đồng thờ bổ nhiệm cha Gioan.B Nguyễn Trinh Đoàn làm chánh xứ tiên khởi. Ngài sống trong một ngôi nhà ba gian lợp lá. Giáo xứ lúc này có khoảng 500 giáo dân. Năm 1970 Giáo xứ nhận tiếp 130 gia đình Việt kiều hồi hương gia nhập giáo xứ, số giáo dân tăng đến hơn 2.000 người. Và đã xây dựng lại được nhà xứ và ba trường học mái lợp tôn với diện tích khoảng 500m2. Từ năm 2003, rất đông giáo dân từ miền Bắc, miền Trung và các vùng lân cận đến sinh sống và gia nhập giáo xứ. Số giáo dân gia tăng nhanh chóng, đến năm 2017 đã tăng hơn 13000 người.
LIÊN HỆ QUẢNG CÁO: 0942733936
Xem thêm