Trẻ Bị Hăm Tã Và Cách Xử Lý Hăm Tã ở Trẻ Một Cách Hiệu Quả?

Hãy quan sát xem da bé hơi sưng và ấm khi chạm vào không, hăm tã nhẹ chỉ xuất hiện một vài đốm đỏ ở một khu vực nhỏ còn hăm nặng vết sưng đỏ sẽ lan rộng đến bụng và đùi của bé. Hầu hết các bé đều mắc phải chứng hăm tã, đặc biệt là trong năm đầu đời. Blog Mẹ và bé xin chia sẽ cách xử lý hiệu quả để trẻ hết bị hăm tã, các ba mẹ cùng xem nhé!

Cách xử lý trẻ bị hăm tả một cách hiệu quả

Vùng mặc tã của con bạn bị kích thích và ửng đỏ là triệu chứng hăm tã phổ biến

Những nguyên nhân khiến trẻ, bé bị hăm tã
- Hăm tã do ẩm ướt
Ngay cả những loại tã thấm hút nhất cũng để sẽ lại hơi ẩm trên da trẻ. Khi nước tiểu của con bạn trộn với vi khuẩn từ phân, sẽ phân hủy thành amoniac gây khó chịu trên da. Đây là lý do vì sao trẻ thường xuyên đi tiêu hoặc tiêu chảy dễ bị hăm tã hơn.
Mặc dù trẻ mặc tã ướt hoặc bẩn quá lâu có nhiều khả năng bị hăm tã hơn, nhưng ngay cả khi bạn siêng năng thay tã, trẻ có làn da nhạy cảm vẫn có thể bị phát ban.
- Hăm do kích ứng và nhạy cảm
Chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể là kết quả của việc tã lúc mang cọ sát vào da của bé, thành phần dễ gây kích ứng trong tã giấy dùng một lần là hương liệu nước hoa tạo mùi thơm, đối với tã vải là bột giặt bạn dùng để làm sạch. Sản phẩm sử dụng trong quá trình thay tã như kem dưỡng ẩm hoặc phấn em bé, cũng có thể gây kích ứng cho làn da của trẻ.
- Hăm do thức ăn mới
Giai đoạn trẻ bị hăm tã thường là khi trẻ bắt đầu ăn dặm hoặc thử một món ăn mới. Thực phẩm mới sẽ thay đổi thành phần của phân, đặc biệt là các axit trong dâu tây và nước ép trái cây nhiều khả năng gây rắc rối cho trẻ. Nhìn chung trẻ bú sữa mẹ thường ít bị hăm tã, nhưng vẫn có nguy cơ phản ứng với những món mẹ đã ăn.

Cách xử lý trẻ bị hăm tả một cách hiệu quả

Xem thêm các loại tả chống hăm cho trẻ tại đây:❤ XEM NGAY ❤

- Hăm do nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm men
Vùng mặc tã thường ấm và ẩm ướt là môi trường thích hợp với vi khuẩn và nấm men. Chúng dễ dàng sinh sôi và phát triển ở đây, dẫn đến nhiễm trùng. Loại phát ban này rất thường xuất hiện trong các ngấn, nếp gấp trên da của trẻ. Một số trẻ em mắc bệnh tưa miệng cũng bị nhiễm trùng nấm men ở khu vực mặc tã lót.
- Hăm do kháng sinh
Nếu trẻ dùng thuốc kháng sinh, hoặc trẻ có mẹ cho con bú dùng kháng sinh, đôi khi sẽ bị nhiễm nấm men. Nguyên nhân là do những loại thuốc này tiêu diệt luôn cả lợi khuẩn - vốn giữ chức năng kiểm soát nấm men và vi khuẩn có hại gây bệnh. Thuốc kháng sinh cũng có thể gây tiêu chảy, góp phần khiến bé bị hăm tã.

Khi nào nên đưa bé bị hăm tã đi khám bác sĩ?
Nếu phát hiện sớm và chăm sóc bé cẩn thận, bạn có thể loại bỏ phát ban trên da bé trong 3 - 4 ngày mà không cần đến bác sĩ.

Hãy đưa bé đến cơ sở y tế ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm:
- Phồng rộp
- Mụn nhọt chứa đầy mủ
- Rỉ dịch vàng
- Lở loét

Bác sĩ có thể kê toa thuốc uống hoặc bôi kháng sinh cho con bạn. Đối với chứng hăm tã do nhiễm trùng nấm men, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống nấm có hoặc không có kê đơn hoặc thuốc mỡ.
Cách bạn có thể tự xử lý khi trẻ bị hăm tã?
Nếu phát hiện bé bị hăm tã, hãy thực hiện các bước sau để chữa lành da cho bé:
- Giữ trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên, bao gồm thức dậy giữa đêm để thay tã
- Rửa sạch vùng tã mỗi lần thay. Không dùng khăn giấy ướt có chứa cồn hoặc nước hoa. Thay vào đó, bạn có thể dùng bông gòn và một chai xịt hoặc chậu nước ấm để vệ sinh nhẹ nhàng cho bé.
- Vỗ nhẹ lên da bé, không chà xát khi làm vệ sinh.
- Sử dụng thuốc mỡ tạo để bảo vệ làn da khỏi kích ứng bởi phân và nước tiểu. Bôi một lớp dày vừa đủ để không phải sử dụng thuốc mỡ ở mỗi lần thay tã. Cách này cũng giúp ngăn ngừa kích ứng da do cọ xát nhiều. Một số loại thuốc mỡ tốt được bày bán rộng rãi tại các quầy thuốc tây bao gồm mỡ khoáng Vaseline hoặc Oxit kẽm,
Chamomile extract.. Xem thêm các loại kem chống hăm cho trẻ tại đây:

XEM NGAY 

- Mặc tã hơi rộng hoặc sử dụng một cái tã lớn hơn một chút để lưu thông không khí tốt hơn. Nếu bạn sử dụng tã dùng một lần, hãy thử thay đổi một nhãn hiệu khác xem có cải thiện tình hình không. 
- Khi thời tiết đẹp hãy cho bé ra chơi bên ngoài càng lâu càng tốt, đồng thời bỏ tã và không dùng thuốc mỡ. - - để da bị hăm tiếp xúc với không khí tự nhiên sẽ tăng tốc độ chữa lành.
- Cân nhắc để con bạn ngủ trần khi bé đang bị phát ban. Có thể dùng nệm chống thấm hoặc lót một tấm nhựa dưới tấm vải để bảo vệ nệm.

 

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO: 0942733936

Siêu thị trực tuyến HàngHotdeal là nơi bạn tìm thấy các sản phẩm công nghệ, hàng điện tử gia dụng, thực phẩm, thời trang làm đẹp, các dịch vụ...Chúng tôi luôn mong muốn là người giới thiệu, dẫn đường cho các bạn mua được những sản phẩm chất lượng, chính hãng, uy tín đến từ các nhà bán hàng uy tín hàng đầu Việt Nam. Chúc các bạn có thời gian thật nhiều sức khỏe & tìm được sản phẩm yêu thích của mình nhé!

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng