Trẻ bị sổ mũi
Mẹo xử lý khi con trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi khó thở
Lần đầu tiên làm mẹ có thể bạn sẽ rất bối rối chưa biết cách chăm sóc con trẻ thế nào cho đúng giúp con khỏe mạnh mỗi ngày, có quá nhiều thứ phải học hỏi, quá nhiều việc phải thích nghi sau khi bé yêu ra đời. Mọi thứ sẽ ổn thôi, cố gắng học hỏi nhé bạn!
Trẻ bị sổ mũi xử lý thế nào cho đúng?
Trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn yếu nên thường hay bị ngạt mũi kéo theo tình trạng bỏ bú, kém ăn khiến mẹ rất lo lắng. Hãy tham khảo xem bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc con khi bé ngạt mũi, sổ mũi hay khó thở nhé.
Khi con bị sổ mũi, ngạt mũi hoặc có triệu chứng khó thở bạn làm theo các bước sau:
+ Làm sạch và thông mũi cho con
Hút mũi: Đây là phương pháp an toàn và đơn giản nhất, mẹ cần làm ngay khi con bị sổ mũi hay nghẹt mũi, bạn mua vòi thông hai đầu ở các tiệm thuốc tây gần nhà, dùng để hút mũi nước cho con trẻ.
Sau khi hút mũi bằng vòi hút thông hai đầu, bạn đặt con nằm ngửa nghiêng đầu nhẹ sang 1 bên đưa vòi phun chai nước muối sinh lý vào sát vách lỗ mũi, nhưng không để sâu vào trong mũi bé.Tiếp tục nghiêng đầu bé sang bên còn lại và cũng thực hiện tương tự.
Sau đó đợi khoảng từ 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã thấm vào làm loãng dịch trong hốc mũi, dùng vòi hút để hút đờm nhớt dịch mũi ra. Duy trì thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho con 3- 4 lần/ ngày mẹ nhen, đến khi con không còn dấu hiệu nghẹt mũi nữa thì dừng.
+ Bổ sung thêm nước cho con
Con trẻ ngạt mũi, sổ mũi phải thở bằng miệng nên rất dễ bị mất nước. Vì vậy, mẹ nên cho con uống nhiều nước để làm loãng dịch mũi, chống mất nước, tăng cường khả năng miễn dịch để tăng khả năng chống chọi với vi khuẩn. Bổ sung nước cho bé bằng cách cho bé bú thêm hoặc uống thêm nhiều nước lọc, nước trái cây mẹ nhé.
+ Kê gối cao và day cánh mũi cho bé khi ngủ
Kê gối cao sẽ giúp bé dễ thở hơn khi ngủ. Đồng thời, khi con ngủ, mẹ nên dùng 2 mu bàn tay day day cánh mũi cho bé, bảo đảm bé sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.
+ Giữ ấm cho bé
Mẹ cần giữ ấm cho bé, nhất là vào mùa lạnh, đặc biệt là các bộ phận ngực, cổ họng, và tay chân. Không cho quạt chiếu thẳng vào bé hay cho bé nằm trong phòng mở điều hòa quá lạnh. Dù vậy, mẹ cũng không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé, mồ hôi sẽ khiến bé bị cảm lạnh và viêm phổi.
+ Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để đảm bảo trẻ không bị sụt cân, suy dinh dưỡng:
Khi bệnh con rất cần được bổ sung thêm dinh dưỡng. Mẹ có thể tăng lượng sữa cho con nhỏ chưa ăn dặm hoặc nấu một bát bột, cháo thịt bằm hay cháo gà cho bé giai đoạn ăn dặm để tiếp thêm năng lượng, giúp bé tỉnh táo và dễ thở hơn. Cháo gà cũng là bài thuốc dân gian hiệu nghiệm mỗi khi con bị ốm cảm, cúm, ho, nghẹt mũi khó thở.
Vấn đề quan trọng là phải phát hiện sớm các dấu hiệu nặng của bệnh để chuyển đi bệnh viện kịp thời. Các dấu hiệu nặng là:
- Trẻ thở nhanh hơn.
- Thở trở nên khó hơn.
- Không uống được hay bú kém.
- Trẻ mệt hơn.
+ Các yếu tố nguy cơ gây viêm đường hô hấp cấp tính
– Sơ sinh nhẹ cân, sinh non: phổi chưa trưởng thành là yếu tố nguy cơ gây viêm phổi
– Sơ sinh bị ngạt, hít nước ối, sang chấn sản khoa khác dễ đưa đến nhiễm khuẩn đường hô hấp gây suy hô hấp.
– Nếu trẻ sơ sinh bị lạnh, cơ thể non yếu dễ gây giảm sức đề kháng sẽ là cơ hội tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm đường hô hấp.
– Trẻ nhỏ hơn 3 tuổi, nếu bị suy dinh dưỡng, không tiêm phòng dễ mắc bệnh ho gà, bạch hầu, sởi,
– Lứa tuổi mẫu giáo, học đường, phạm vi tiếp xúc rộng trẻ dễ mắc các bệnh lây qua đường hô hấp như cúm, viêm phế quản, các bệnh về tai mũi họng viêm phế quản, viêm phổi.
– Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamine nhất là vitamine A dễ gây khô loét giác mạc, đường hô hấp dễ bị viêm nhiễm.
– Thời tiết khí hậu ẩm ướt, lạnh giá hoặc môi trường có nhiều khói bụi bị ô nhiễm dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp.
LIÊN HỆ QUẢNG CÁO: 0942733936
Xem thêm